Chum sành Bát Tràng là đồ vật gia dụng sành sứ quen thuộc sử dụng hằng ngày dùng để ngâm rượu, đựng gạo, đựng hạt giống, ngâm tương...
Trên thị trường hiện nay, chum sành ngâm rượu có 2 dòng chính đó là chum sành tráng men và chum sành không tráng men. Đặc điểm chum men sành bóng có bề ngoài trơn bóng bẩy do phủ lớp men sành hay men da lươn, nung nhiệt độ thấp, ở đáy không được tráng men. Còn chum sành không tráng men được nung nhiệt độ cao hơn 1300 độ C, nặng hơn chum tráng men, gõ vào có tiếng vang như chuông.
Nên chum sành không tráng men vì thành sản phẩm có độ xốp sẽ thẩm thấu các độc tố trong rượu như Aldehit điều mà chum sành tráng men không có.
Chum sành ngâm rượu Bát Tràng thuộc dòng chum sành không tráng men rất an toàn cho người sử dụng, chuyên sử dụng để hạ thổ rượu, giúp làm rượu ngon hơn, êm hơn. Các kích thước chum sành Bát Tràng thông dụng: 20 lít, 30 lít, 40 lít... nếu có hầm rượu nên dùng loại 50 lít đến 70 lít, nhà hàng dùng loại 100 lít, 120 lít.
Cách sử dụng: khi bạn mua chum sành về rửa sạch bằng nước, úp chum nghiêng miệng so với mặt sàn 2cm - 3cm, phơi ra ngoài nắng cho khô ráo khoảng 30 phút. Đổ rượu và đồ ngâm vào chum ở mức dưới cổ chum từ 4cm - 6cm. Cuối cùng bịt miệng bằng nilon, chuẩn bị dây cao su thít kín cổ chum và đậy nắp lại hoàn tất.
Trong quá trình ngâm rượu, phần đáy chum sành Bát Tràng có hiện tượng bị mốc nhưng đừng quá lo lắng vì các chất độc trong rượu đã được thẩm thấu ra ngoài chum. Nếu muốn ngâm rượu lần sau, không nên ngâm rượu luôn mà phải rửa sạch chum và để phơi khô ráo từ 15 đến 30 ngày thì khả năng thẩm thấu độc tố trong rượu mới được phát huy.